MẶT TRỜI LUÔN SOI SÁNG CHÚNG TA LẦN NỮA

Hành trình mong con của anh D và chị O đầy những khoảnh khắc không thể quên khi lần lượt cả hai lần mang thai chị đều nhận được đề nghị buộc chấm dứt thai kỳ ở tuần 18 và 21 từ các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ. Vì kết quả sau khi chọc ối của chị thể hiện rằng thai nhi bị Alpha-Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể phù thai Bart’s, đây là thể bệnh nặng nhất của Alpha-Thalassemia. Khi trẻ được xác định mắc Hb Bart’s hầu hết thường tử vong ngay trong giai đoạn thai từ 23-38 tuần hoặc ngay sau khi sinh.Sau đó, anh D và chị O nhận được kết quả xét nghiệm phát hiện hai vợ chồng đều là người lành mang gen bệnh Alpha-Thalassemia dị hợp tử. Theo phân tích di truyền, anh chị sẽ có 25% xác suất sinh ra em bé mang đồng hợp tử gây bệnh Alpha-Thalassemia, phải bỏ thai. Vì vậy, anh chị được bác sĩ khuyên nên thực hiện kỹ thuật PGT-M.

ivfmd.

Kỹ thuật PGT-M giúp phát hiện ra phôi mang gen bệnh nặng để loại đi, loại trừ trường hợp mang thai có gen bất thường, dẫn đến bệnh nặng. PGT-M còn giúp loại trừ các gen bệnh không truyền sang các thế hệ sau trong gia đình. Đây là kỹ thuật khá phức tạp, trước nay chỉ có thể thực hiện tại các trung tâm IVF tại các thành phố lớn.

“Kỹ thuật PGT-M giúp phát hiện ra phôi mang gen bệnh nặng để loại đi, loại trừ trường hợp mang thai có gen bất thường, dẫn đến bệnh nặng”

Khi biết Trung tâm IVFMD Bình Dương thuộc Bệnh viện Phương Chi gần nhà là chi nhánh của IVF Mỹ Đức Sài Gòn, có thể thực hiện PGT-M, anh D và chị O quyết định chọn IVFMD Bình Dương là nơi gửi gắm niềm tin cuối cùng trong hành trình tìm con. Hơn nữa, điều trị tại IVFMD Bình Dương cũng có nhiều thuận lợi vì tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại, không cần lên Sài Gòn, anh D và chị O chia sẻ.

Hành trình điều trị từ lúc tiêm thuốc đến chọc hút với sự đồng hành của IVFMD Bình Dương diễn ra rất thuận lợi, cả anh và chị đều đáp ứng tốt với phác đồ điều trị. Kết quả chọc hút của chị O nhận được 18 trứng với 11 phôi ngày 5, trong đó có 7 phôi đủ điều kiện sinh thiết.

Trong 7 phôi sinh thiết thì chỉ có 1 phôi bình thường để chuyển vào tử cung, bên cạnh 3 phôi mang gen Thalassemia thể đồng hợp và 2 phôi bất thường khác, 1 phôi không rõ tín hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc anh chị có đến 42% (3/7 phôi) tỷ lệ sinh ra em bé bị bệnh Thalassemia, một tỷ lệ rất cao so với con số 25% của phân tích di truyền thông thường. Đây cũng chính là lý do vì sao cả hai lần mang thai trước anh chị đều buộc phải chấm dứt thai kỳ. Việc tầm soát sàng lọc phôi có thể gọi là quyết định đúng đắn nhất của anh D và chị O trong cả quá trình tìm con vì nếu tiếp tục có thai tự nhiên thì khả năng rất cao sẽ lặp lại nỗi đau như những lần trước.

Anh chị được chuyển một phôi đã chẩn đoán bình thường, không mang gen bệnh. Sau bao ngày hồi hộp, chờ mong, ngày nhận kết quả chị O đã có thai, có lẽ là ngày vui nhất của anh chị và tập thể IVFMD Bình Dương, bệnh viện Phương Chi trong suốt hành trình đầy cảm xúc vừa qua. Tới nay, “thiên thần bé nhỏ” trong chị O đã được hơn 10 tuần và hiện đang phát triển rất khỏe mạnh.

“Dù cho bạn đã có một đêm vô cùng tăm tối thì nó cũng sẽ sớm kết thúc. Mặt trời sẽ lại xuất hiện thêm một lần nữa vào buổi sáng hôm sau”. Dù hành trình tìm con có những khi đầy chông gai và khó khăn, chỉ cần ngày mai mặt trời còn mọc thì mọi thứ đều còn hy vọng, anh D, chị O và tất cả chúng ta cũng vậy.